Rau Diếp Là Rau Gì? Tác Dụng Và Một Số Bài Thuốc Từ Rau Diếp

Rau diếp còn được gọi là rau xà lách, tên khoa học là Lactuca sativa L var longifolia Lam. Trong rau diếp có chứa lượng lớn folate giúp cải thiện khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Ngoài ra, rau diếp còn giúp tăng cường sức khỏe thai nhi và ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi. Chi tiết tham khảo công dụng của rau diếp được chia sẻ bên dưới.

Rau diếp là rau gì?

+ Tên khác: Xà lách

+ Tên khoa học: Lactuca sativa L var longifolia Lam

+ Họ: Cúc Asteraceae

Rau diếp có nguồn gốc phát triển ở Châu Âu. Sau đó, chúng được nhập khẩu và trồng nhiều ở Việt Nam.

Toàn thân cây rau diếp được sử dụng làm dược liệu.

Rau diếp có thể được thu hái quanh năm. Sau khi hái về, rửa sạch và dùng làm thuốc. Bảo quản rau ở ngăn mát tủ lạnh.

Đặc điểm nhận dạng của cây rau diếp

Xà lách là cây thân thảo sống từ 1 đến 2 năm. Thân cây thẳng, hình trụ tròn. Lá có màu xanh thẫm, mọc ở gốc thân và càng lên cao lá càng nhỏ. Lá ở gốc thường có cuống nhưng lá ở thân không có.

Cụm hoa gồm nhiều đầu hoa hợp thành. Mỗi đầu hoa có từ 10 – 24 hoa dạng lưỡi nhỏ, có màu vàng. Hoa thường ra vào tháng 3 – 4. Qủa bế màu nâu, có hình trái xoan, có mào lông trắng.

Thành phần hóa học có trong rau diếp

Rau diếp có chứa khoảng 92.3% là nước, 9% cellulose, 1% khoáng toàn phần, 0.5% lipid, 1.7% protid và 3.2% dẫn xuất khô protein. Ngoài ra, cây còn chứa các hoạt chất sau:

  • Chất chống oxy hóa flavonoid
  • Zeaxanthin
  • Viatmin E, K và cholin
  • 0,023mg% As
  • 0,071% acid oxlic (trong cây tươi)
  • Alcaloid lactucopicrin

Rau diếp có tác dụng gì?

+ Tính vị: Tính lạnh và vị đắng

+ Tác dụng Xà lách có những tác dụng đối với sức khỏe như:

  • Cải thiện khả năng sinh sản: Nhờ chứa lượng lớn thành phần vitamin C và acid folate, rau diếp có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó giúp chống lại nhiễm trùng và sự xâm nhập của tác nhân gây hại. Thêm vào đó, Folate còn có tác dụng cải thiện chức năng sinh sản ở nam và nữ. Đồng thời giúp nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng cho thai nhi
  • Cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể: Xà lách giúp cung cấp hàm lượng chất khoáng có lợi đối với sức khỏe, bao gồm đồng, mangan, canxi và kali. Trong đó, canxi giúp tăng cường sự chắc khỏe cho răng và xương. Kali giúp ổn định huyết áp và điều hòa nhịp tim bằng cách cân bằng các chất dịch trong cơ thể. Còn vitamin K giúp bảo vệ, làm giảm những tổn thương ở thần kinh não. Từ đó giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
  • Ngăn ngừa bệnh loãng xương: Vitamin K có chứa trong rau diếp có tác dụng thúc đẩy hoạt chất osteotrophic trong xương hoạt động, giúp phòng tránh bệnh loãng xương
  • Bổ sung sắt cho cơ thể, tốt cho người thiếu máu: Xà lách giúp cung cấp lượng lớn chất sắt cho cơ thể, mang lại nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe chị em đang trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp tăng cường phục hồi sức khỏe và máu ở phụ nữ bị mất máu do tới kỳ kinh nguyệt
  • Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư và bệnh tim mạch: Beta-carotene chứa trong xà lách được các nhà khoa học cho biết có tác dụng chống ung thư và các bệnh lý về tim mạch
  • Tốt đối với người bệnh tiểu đường: Người bệnh bị tiểu đường nên bổ sung xà lách vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi chúng có hàm lượng carbohydrate thấp hơn 3% nên giúp kiểm soát lượng đường trong máu khá tốt
  • Cải thiện tình trạng nhức đầu và giúp giải nhiệt: Hàm lượng magnesium trong xà lách khá cao, có tác dụng giúp phục hồi các mô cơ hoạt động tốt hơn. Đồng thời giúp tăng cường chức năng não bộ, từ đó giúp thần kinh thư giãn, giảm đau nhức ở đầu
  • Chữa táo bón: Chứa lượng lớn chất xơ, do đó, xà lách có tác dụng giúp cải thiện tình trạng khó chịu ở người mắc bệnh táo bón
  • Giúp làm đẹp da: Thoa nước xà lách lên mặt hoặc uống nước ép thực phẩm này mỗi ngày giúp da trở nên tươi sáng và căng mịn

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp

+ Điều trị sữa không thông

Sử dụng 100 gram rau diếp đem rửa sạch và sắc nước. Trong quá trình sắc nên thêm 1 chén rượu trắng và uống.

+ Kiến hoặc sâu bò vào tai và không chịu ra

Sử dụng một nắm rau diếp đem rửa sạch, ngam nước muối pha loãng từ 10 – 15 phút. Sau đó, giã nát và vắt lấy nước cốt, nhỏ vào tai.

+ Chữa tiểu ra máu hoặc tiểu tiện không thông

Sử dụng một nắm lá rau diếp, giã nát và đắp lên rốn. Thực hiện thường xuyên giúp việc đi tiểu trở nên dễ dàng hơn.

Lưu ý khi dùng rau diếp chữa bệnh

Những trường hợp sau đây không nên dùng rau diếp trong chữa bệnh hoặc ăn uống hàng ngày:

  • Người sử dụng thuốc chống đông máu: Hàm lượng vitamin K trong rau diếp khá cao, có tác dụng giúp đông máu. Tuy nhiên, ở những người sử dụng thuốc chống đông máu, nếu sử dụng chung với rau diếp có thể gây tương tác thuốc. Đây chính là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của thuốc và tăng nguy cơ máu đông cục, gây biến chứng nguy hiểm
  • Người mắc bệnh đau dạ dày: Rau diếp có tính lạnh có thể gây chướng bụng, đầy hơi hoặc ợ nóng,… khiến chức năng hoạt động của dạ dày kém hiệu quả. Đặc biệt, nếu sử dụng ở người đau dạ dày có thể làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn
  • Bệnh nhân bị viêm đại tràng: Chất xơ không tan chứa trong rau diếp có thể khiến thành ruột bị cọ xát gây ảnh hưởng xấu đến chức năng đại tràng. Vì vậy, để hỗ trợ cải thiện bệnh, các chuyên gia khuyên người mắc bệnh viêm đại tràng không nên bổ sung rau diếp vào khẩu phần ăn hàng ngày
  • Phụ nữ đang mang thai: Trong rau diếp luôn tiềm ẩn nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng nguy hiểm, có thể gây hại đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì thế, mẹ bầu không nên sử dụng.

Tóm lại, rau diếp có chứa lượng lớn folate giúp cải thiện khả năng sinh sản của cả nam và nữ.  Ngoài ra, rau diếp còn giúp tăng cường sức khỏe thai nhi và ngăn ngừa loãng xương ở người cao tuổi. Rau diếp có tác dụng bảo vệ và cải thiện sức khỏe nhưng bạn không nên sử dụng thường xuyên để tránh tác dụng phụ. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về hàm lượng sử dụng phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *