Nấm là một loại thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hàng ngày, đây là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe và một số căn bệnh như tiểu đường, ngừa ung thư, tim mạch, tăng cường sức khỏe, làm đẹp da. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bảng thành phần dinh dưỡng các loại nấm phổ biến kèm theo công dụng của từng loại nấm bên dưới nhé!

Ăn nấm có tốt cho sức khỏe không?

Giá trị dinh dưỡng của các loại nấm thể hiện công dụng của chúng trong cuộc sống. Trong thành phần của một số loại nấm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe hoặc điều trị một số bệnh về tiểu đường, máu nhiễm mỡ, ung thư.

Giá trị dinh dưỡng của các loại nấm rất cao, giúp nấm trở thành thực phẩm tốt cho sức khỏe. Có những loại nấm được sử dụng trong ẩm thực làm tăng hương vị món ăn và cung cấp nhiều dưỡng chất. Có những loại nấm trở thành vị thuốc quý trong Đông y hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Nấm có tốt cho sức khỏe không? Công dụng và cách chọn nấm

Bảng thành phần dinh dưỡng các loại nấm phổ biến

Hàm lượng protein trong nấm

Hàm lượng đạm trong nấm chỉ đứng sau thịt, sữa và cao hơn các loại rau, ngũ cốc như rau cải, khoai tây, lúa mì, lúa mạch.

Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng đạm thô có trong một số loại nấm phổ biến:

STT Loại nấm (khô) Hàm lượng đạm (%)
1 Nấm mèo 4 – 8
2 Nấm rơm 43
3 Nấm mỡ 23,9 – 34,8
4 Nấm kim châm 17,6
5 Nấm đông cô 13,4 – 17,5

Hàm lượng chất béo trong nấm

Chất béo trong nấm (ở dạng khô) chiếm khoảng từ 1 – 10% trọng lượng. Với hàm lượng chất béo thấp, năng lượng mà nấm cung cấp không cao so với các loại thực phẩm khác. So với năng lượng do 100g gạo cung cấp thì chỉ bằng từ 1/8 – 1/10, cụ thể:

  • Nấm thường: 30kcal/100g.
  • Nấm rơm (loại nấm có nhiều chất béo nhất): 50kcal/100g.

Hàm lượng carbohydrat trong nấm

Giá trị dinh dưỡng của nấm thể hiện ở hàm lượng các dưỡng chất mà chúng cung cấp cho cơ thể. Đặc biệt trong nấm có chứa hàm lượng carbohydrat và sợi khá cao.

  • Trong nấm tươi: Chiếm 51 – 88% tổng trọng lượng.
  • Trong nấm khô: Chiếm 4 – 20% tổng trọng lượng.

Đặc biệt, polysaccharid là phân tử của carbohydrat có trong nấm được chú ý bởi khả năng chống ung thư. Ngoài ra, thành phần sợi trong nấm chính là chitin.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, nguyên Trưởng khoa dược, Đại học Y dược TP.HCM, chất chitin có công dụng:

  • Hạ cholesterol trong máu.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

Hàm lượng chitin trong một số loại nấm phổ biến như sau:

STT Loại nấm Hàm lượng chitin (%)
1 Nấm mèo 11,9 – 19,8
2 Nấm rơm 4,4 – 13,4
3 Nấm mỡ 8 – 14
4 Nấm kim châm 11,9 – 19,8
5 Nấm đông cô 7,3 – 8
6 Nấm kim châm 3,7
7 Nấm bào ngư 7,5 – 17,5

Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong nấm

  • Giá trị dinh dưỡng của nấm thể hiện ở hàm lượng vitamin, khoáng chất cao. Một số vitamin trong nấm như: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C…
  • Các khoáng chất có trong nấm chủ yếu: Kali, phốt pho, natri… chiếm từ 56 – 70% trọng lượng nấm. Ngoài ra còn có các khoáng chất khác như mangan, sắt…

Giá trị dinh dưỡng của các loại nấm theo sách “Hỏi đáp kỹ thuật trồng nấm ở hộ gia đình”.

5 loại nấm tốt nhất cho sức khỏe ngừa chất gây ung thư loại 1, giúp trẻ  thông minh hơn

Các loại nấm dược liệu quý

Nấm lim xanh, nấm linh chi… được sử dụng là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Nấm lim xanh

Giá trị dinh dưỡng của nấm lim xanh không thua kém bất kỳ loại nấm nào. Không chỉ có vậy, trong nấm lim xanh chứa nhiều dược chất quý như:

  • Polysaccharide,
  • Ling Zhi-8 protein,
  • Triterpenes,
  • Vitamin, khoáng chất
  • Hetero – beta – glucans…

Các dược chất này có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh:

  • Bệnh về gan: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
  • Bệnh ung thư: Ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư cổ tử cung…
  • Bệnh về đường tiêu hóa, đường tiết niệu.
  • Bệnh về tim mạch, mỡ máu, tiểu đường…

Ngoài ra, nấm lim xanh có công dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe, làm đẹp da, giảm cân…

Nấm linh chi

Nấm linh chi được coi là loại thuốc quý, theo “Bản thảo cương mục”. Theo y học cổ truyền, đây là loại nấm có tính ấm, vị nhạt.

Nấm linh chi có công dụng:

  • Tốt cho gan: Bảo vệ gan, giải độc gan.
  • Tốt cho trí não, dạ dày.
  • Chống lão hóa cho cơ thể.
  • Chống dị ứng, chống viêm.

Các loại nấm nấu ăn ngon

Giá trị dinh dưỡng của các loại nấm tốt cho sức khỏe con người. Bởi vậy một số loại nấm dinh dưỡng được dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn như nấm tai mèo, nấm hương, nấm mỡ, nấm rơm…

Nấm hương

Nấm hương hay còn được gọi là nấm đông cô, nấm hương tẩm… Được mệnh danh là vua của các loại rau. Hàm lượng protein trong nấm hương cao hơn nhiều loại rau khác, có tới 12 – 14g protein trong 100g nấm hương.

Nấm hương là món ăn lý tưởng cho những người đang điều trị các bệnh sau:

  • Người bị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ.
  • Người bị các bệnh về tiêu hóa, tiết niệu.
  • Người thiếu máu, cao huyết áp, tiểu đường.
  • Trẻ em bị suy dinh dưỡng.

Một số món ăn từ nấm hương như:

  • Nấm hương khô xào
  • Nấm hương xào thịt
  • Nấm hương xào trứng
  • Canh nấm hương…
  • Nấm mỡ trong ẩm thực

Nấm mỡ

Nấm mỡ thích hợp cho những người:

  • Chán ăn, thể trạng yếu, mệt mỏi.
  • Sản phụ thiếu sữa/
  • Người bị viêm gan, viêm phế quản.

Nấm mỡ được chế biến cùng các loại thực phẩm khác để tăng hương vị món ăn. Điều đó cũng giúp nấm mỡ phát huy tác dụng tốt nhất.

Tác dụng của nấm mỡ đối với sức khỏe như thế nào? - Nhà thuốc FPT Long Châu

Nấm tai mèo

Nấm tai mèo còn có tên gọi khác là mộc nhĩ đen. Nấm có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ lưu thông máu.

Nấm tai mèo có vị ngọt nhẹ, tùy vào khẩu vị của mỗi người mà có cách chế biến khác nhau như:

  • Nấm mèo xào chay
  • Nấm mèo xào thịt
  • Canh nấm mèo
  • Nấm mèo xào trứng
  • Nấm mèo kho chay
  • Thịt kho nấm mèo
  • Nấm hương – vua của các loại rau

Nấm rơm

Giá trị dinh dưỡng của các loại nấm, nhất là nấm rơm khá cao. Nấm rơm hù hợp với những người mắc các bệnh như:

  • Yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, tiểu tiện mất tự chủ.
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư, bệnh lở loét, truyền nhiễm.

Một số món ăn bổ dưỡng từ nấm rơm như:

  • Nấm rơm cuốn chay rau củ.
  • Nấm rơm kho thịt.
  • Cháo nấm rơm.

Trên đây là bảng thành phần dinh dưỡng các loại nấm phổ biến mà chúng tôi muốn chia sẽ đến các bạn. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! Chúc các bạn thành công.