Cây ngân hạnh hay còn gọi là cây bạch quả, áp cước tử, công tôn thụ,… có tác dụng ích khí, ấm phổi, điều trị hen suyễn, hạ đờm, tiêu độc sát trùng. Trong Đông y Ngân hạnh thường được sử dụng để điều trị viêm phế quản mạn tính, lao phổi, di tinh, đắt dắt, bạch đới,… chi tiết tham khảo về công dụng của cây ngân hạnh được chia sẻ bên dưới.
Ngân hạnh là cây gì?
- Tên gọi khác: Bạch quả, Áp cước tử, Công tôn thụ
- Tên khoa học: Ginkgo biloba L.
- Họ: Bạch quả – Ginkgoaceae
Cây Ngân hạnh có nguồn gốc ở Trung Quốc. Một số lượng nhỏ Ngân hạnh cũng được tìm thấy ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
Tại Việt Nam chưa tìm thấy cây Ngân hạnh, dược liệu được nhập từ Trung Quốc.
Hạt quả Ngân hạnh chín được sử dụng để làm thuốc. Khi dùng dần đập bỏ vỏ cứng bên ngoài và màng bọc nhân hạt.
Lá Ngân hạnh cũng được sử dụng để làm dược liệu, Đông y gọi là Ngân hạnh diệp.
Thu hái quả Ngân hạnh vào mùa thu, mang về bỏ phần thịt quả và vỏ, thu lấy phần hạt. Rửa sạch, phơi hoặc sấy khô bảo quản dùng dần.
Đặc điểm nhận dạng cây ngân hạnh
Cây Ngân hạnh thân to, cao khoảng 20 – 30 m, phân nhiều cành dài, cành gân như mọc vòng, trên cành có nhiều nhánh ngắn, má lá có cuống.
Lá Ngân hạnh hình rẻ quạt, gân lá phân nhánh theo hướng rẽ đôi, lõm, chia phiến lá thành 2 thùy tách biệt. Quả hạch, có kích thước to bằng quả mận, thịt quả màu vàng, có mùi bơ khét, khó ngửi.
Thành phần hóa học có trong quả và lá cây ngân hạnh
Nhân quả Ngân hạnh có chứa:
- Chất béo
- Tinh bột
- Tro
- Protein
- Đường
Lá cây Ngân hạnh chứa:
- Tecpen gồm có Ginkgolite và vị đắng của Biloblit.
- Flavonoic bao gồm Aglycon, Glucoza, Flavonol và Rhamnose.
- Một số Axit hữu cơ như Parahydroxybenzoic, Hydroxykinurenic, Vanillic, Parahydroxybenzoic.
Ngân hạnh dược liệu có tác dụng gì?
Tính vị:
- Tính bình, hàn, vị ngọt (theo Điền Nam Bản Thảo).
- Vị ngọt đắng, không chứa độc (theo Ẩm Thiện Chính Yếu).
- Tính bình, vị chát, ngọt, đắng, có độc (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
- Tính bình, vị ngọt, đắng, chát (theo Trung Dược Học).
- Tính bình, vị chát, ngọt đắng. Khi ăn chín quả đắng, hơi ngọt, tính ấm, có độc nhẹ (theo Cương Mục).
Quy kinh
- Quy về kinh Phế (theo Cương mục).
- Quy vào kinh Thận, Phế (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
- Quy vào kinh Phế, có độc nhẹ (theo Trung Dược Học).
- Quy vào Thái dương, kinh Thủ thái âm (theo Bản Thảo Hối Ngôn)
- Quy vào kinh Thận, Tâm, Phế (theo Bản Thảo Tái Tân).
Theo y học hiện đại ngân hạnh có tác dụng:
- Chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.
- Tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn máu não.
- Dùng điều trị trí nhớ kém, rối loạn giấc ngủ, thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày.
- Ổn định màng tiểu cầu và bảo vệ tiêu cầu khỏi các yếu tố gây hại bên ngoài.
Theo y học cổ truyền:
- Định suyễn ho, liễm phế khí, cầm đái trọc, súc tiểu tiện.
- Thanh trọc khí Phế Vị, hóa đàm định suyễn, cầm ho.
- Ích khí, súc tiểu tiện, cầm bạch trọc, tiêu độc sát trùng.
- Ích thận tư âm, bổ khí dưỡng tâm, cầm ho trừ đàm, sinh cơ thịt, tiêu ung nhọt, trừ mủ, hút độc.
Chỉ định của Ngân hạnh:
- Hạt Ngân hạnh ăn chín thời ôn, ích khí, ích phổi, hỗ trợ tiêu đờm, trừ hen, trị ho.
- Chữa chứng tiểu tiện ít, hết chứng khí hư, bạch đới.
- Sử dụng sống có thể trừ đờm, tiêu độc, sát trùng, giải rượu.
- Hỗ trợ làm giảm mạch máu, hạ áp suất trong máu, hỗ phục phục hồi sau bệnh tật.
Liều lượng, cách dùng ngân hạnh
- Hạt Ngân hạnh cần bóc lớp vỏ bên ngoài sử dụng dưới dạng thuốc sắc, tán bột hoặc nướng chín.
- Thịt quả Ngân hạnh có độc, không thể ăn. Khi sử dụng cần ép dầu, bảo quản qua một năm thì có thể sử dụng được.
- Ngân hạnh có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.
- Liều lượng mỗi ngày khoảng 10 – 20 g.
Một số bài thuốc sử dụng ngân hạnh
1. Chữa cảm lạnh, ho hen, có có đờm, khò khè
Sử dụng Ngân hạnh bọc trong lá Ngải cứu nướng chín, dùng ăn. Mỗi ngày ăn 3 – 4 hạt.
2. Chữa mộng tinh, di tinh
Sử dụng Ngân hạnh 3 – 5 hạt, đun sôi với rượu, dùng uống liên tục trong 4 – 5 ngày.
3. Chữa tiểu tiện nhiều, nước tiểu trắng đục, đi tiểu thường xuyên
Dùng Ngân hạnh sống 10 hạt, 5 hạt để sống, 5 hạt nướng chín, trộn đều, dùng ăn trong ngày.
4. Chữa độc sơn gây lở, sưng, ngứa
Sử dụng lá Ngân hạnh là lá Kim ngân, mỗi vị phân lượng bằng nhau, đun nước dùng rửa, vệ sinh chỗ dính sơn.
5. Điều trị khí hư, huyết trắng
Sử dụng Ngân hạnh, Khiếm thực, Sơn dược, Xa tiền tử, mỗi vị đều 9 g, sắc thành thuốc, chia thành 2 lần dùng uống trong ngày.
6. Chữa viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, ho có nhiều đờm, làm dịu phổi
Sử dụng hạt Ngân hạnh (giã nhỏ) 16 g, Ma hoàng, Cam thảo sống, Hoàng cầm, mỗi vị đều 8 g, Bán hạ chế, Khoản đông hoa, võ rễ Dâu, Hạnh nhân, Tô tử, mỗi vị đều 12 g, sắc thành thuốc, dùng uống.
7. Chữa bạch đới, khí hư ra nhiều
Sử dụng Ngân hạnh 1 hạt, nghiền nát. Lại dùng một quả trứng gà dùi một lỗ nhỏ, nhồi thuốc vào, mang đi hấp chín, dùng ăn.
8. Chữa mộng tinh, di tinh, đái dắt, sức lực suy yếu
Dùng Ngân hạnh 12 g, Đậu ván trắng 63 g, lõi thân và cành Hướng dương 16 g, sắc lấy nước, gia thêm đường, dùng uống.
9. Chữa đái són
Sử dụng Ngân hạnh sao vàng, mỗi tuổi 1 hạt (nhiều nhất không quá 7 hạt), bỏ phần vỏ cứng, giã nát. Mỗi buổi sáng uống với nước sữa đậu nành pha đường. Uống liên tục sẽ có tác dụng.
10. Điều trị di tinh
Sử dụng Ngân hạnh 9 g, giã nhỏ, Mâm xôi 6 g, Khiếm thực 15 g, Tang phiêu diêu (tổ Bọ ngựa) 6 g, sắc thành thuốc, dùng uống.
11. Chữa đại tiện ra máu
Sử dụng Ngân hạnh 15 g, giã nhỏ, Địa du 15 g, cây Dành dành 6 g, sắc thành thuốc, dùng uống mỗi ngày sáng và chiều.
12. Điều trị lở ngứa đầu mặt
Sử dụng Ngân hạnh sống 10 hạt, giã nát, dùng bôi lên chỗ ngứa.
13. Điều trị váng đầu, chóng mặt
Sử dụng Ngân hạnh 3 hạt, Thiêm ma 3 g, cùi Nhãn 8 quả, sắc thành thuốc, dùng uống vào buổi sáng.
14. Chữa mụn hạt cơm, mụn to không nhân
Dùng Ngân hạnh 10 hạt, Ý dĩ 70 g, nấu cùng đường phèn, dùng ăn.
15. Chữa đêm đái dầm
Sử dụng Ngân hạnh 5 hạt, sao chín, bỏ vỏ, Phúc bồn tử 10 g, bong bóng lợn 100 – 150 g, rửa sạch, thái miếng, nấu chín, dùng ăn mỗi ngày.
16. Sử dụng bồi bổ cho người phế thận suy yếu
Dùng Ngân hạnh 9 hạt rang chín dùng ăn hoặc nấu chè sâm, dùng ăn.
17. Chữa ho có đờm, dùng bổ phế
Sử dụng Ngân hạnh (bóc vỏ ngoài) 200 g, Hồng táo 100 g bỏ hạt thái mỏng. Đun Ngân hạnh cùng 1 lít nước đến khi Ngân hạnh có màu trong suốt thì cho Hồng táo, đường trắng 150 g vào khuấy đều, nấu thành chè, dùng ăn.
18. Điều trị viêm họng, viêm họng hạt, viêm mũi dị ứng
Sử dụng Ngân hạnh (bỏ mầm hạt), Bắc sa sâm, Ngọc trúc, Hạnh nhân, mỗi vị đều 15 g, Mạch môn đông 9 g, 60 g thịt lợn nạc.
Dùng Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc sắc lấy nước, bỏ bã. Lại cho Ngân hạnh, thịt lợn hầm chín, nêm thêm gia vị, dùng ăn. Mỗi tuần sử dụng 2 – 3 lần.
19. Hỗ trợ ngăn ngừa tóc bạc
Sử dụng Ngân hạnh 30 hạt, Hà thủ ô 150 g, Vừng đen 150 gm Đậu đen 250 g. Mang các loại dược liệu sao nóng, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 30 g, hòa với nước sôi, dùng uống.
20. Điều trị tiểu đường
Sử dụng Ngân hạnh, Lá ổi, mỗi vị 15 g, Râu ngô 30 g, sắc với 2 lít nước trong 15 phút, dùng uống trong ngày. Mỗi ngày uống một thang.
Lưu ý: Bài thuốc không được sử dụng cho người bệnh táo bón.
21. Chữa mất ngủ, khó ngủ, thần kinh suy nhược, tiểu dắt về đêm
Sử dụng Ngân hạnh, Khiếm thực, mỗi vị 20 g, Gạo tẻ, Đậu đen, mỗi vị 40 g, đun sôi đến khi nhừ, nêm thêm gia vị, dùng ăn khi còn nóng.
Lưu ý: Người tỳ hư tiêu khát, tiêu chảy nên thay Đậu đen bằng Ý dĩ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng cây ngân hạnh làm thuốc
- Người có thực tà cấm dùng (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
- Ăn nhiều gây nghẽn khí phong động. Trẻ con ăn nhiều phát kinh gây cam, nôn ói. Ăn cùng với cá chình gây ra chứng nhuyễn phong (theo Nhật Dụng Bản Thảo).
- Ăn nhiều gây chướng bụng, đầy hơi (theo Cương mục).
- Thịt Ngân hạnh có độc, không được dùng nhiều. Hạt Ngân hạnh có độc nhẹ, không dùng nhiều đặc biệt là trẻ em. Ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc, gây ngộ độc, thổ ta, tím xanh, co rút, hôn mê, trường hợp nghiêm trọng có thể bị tê liệt hô hấp gây tử vong (theo Trung dược học).
Tóm lại, ngân hạnh thường được sử dụng để điều trị viêm phế quản mạn tính, lao phổi, di tinh, đắt dắt, bạch đới,… Ngân hạnh là vị thuốc quý với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, cây Ngân hạnh có một lượng độc tố nhất định. Do đó, khi sử dụng cần trao đổi với thầy thuốc để tránh các rủi ro các thể xảy ra.