Hoa bách hợp là cây gì?
- Tên khác: cánh hoa li ly, tỏi rừng, cà ngái dòi, kíp pá, khẻo ma…
- Tên khoa học: Lilium brownii var. colchester Wils.
- Họ: Hành (Liliaceae)
Mọc hoang ở nhiều vùng núi cao ở nước ta, tập trung nhiều ở Trung Quốc. Thường thu hoạch vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. Phần củ của hoa bách hợp được tận dụng trong nhiều bài thuốc.
Bộ phận dùng làm thuốc: Phần vẩy củ của cây đã được chế biến khô. Sau khi đào về sẽ rửa sạch, tách riêng phần củ. Sau đó tách riêng từ vẩy của củ và nhúng nước sôi trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút. Cuối cùng đem phơi hoặc sấy khô. Bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
Đặc điểm nhận dạng cây hoa bách hợp
Cây hoa bách hợp thuộc cây thân thảo có chiều cao từ 0.5 đến 1m và có thể sống trong nhiều năm. Thân cây thường có màu trắng đục có khi hơi hồng và thường rất dễ gãy.
Phần lá của cây mọc so le có chiều dài khoảng từ 2 đến 15 cm, còn phần chiều rộng khoảng từ 0.5 đến 3.5 cm. Phần hoa thường mọc ở đầu cành với từ 2 đến 6 hoa to có chiều dài từ 14 đến 16 cm. Phần quả thuộc nhóm quả nang có 3 ngăn bên trong có nhiều hạt nhỏ hình trái xoan.
Hoa bách hợp có tác dụng gì?
Tính vị: Vị ngọt, tính mát
Quy kinh: Kinh Phế, Kinh can
Cây hoa bách hợp có nhiều thành phần như: tinh bột, lipid, protid, alcaloid, vitamin C
Tác dụng dược lý và chủ trị của hoa bách hợp: Vị thuốc có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, thanh nhiệt, lợi tiểu, dưỡng tâm, an thần… Chính vì vậy nên có tác dụng trong điều trị lao phổi, ho có đờm, ho ra máu, thần kinh suy nhược, viêm phế quản, phù thũng, tim đập mạnh.
Liều lượng, cách dùng hoa bách hợp
Hoa bách hợp thường được sắc để uống hoặc tán thành bột để dùng. Khi chữa ho, đau ngực, lao phổi thì có thể dùng nguyên liệu tươi để ép nước uống.
Mỗi ngày nên dùng khoảng 20g là vừa đủ Hầu như không có độc tính. Một số trường hợp do cơ địa nên có thể gặp phải những dấu hiệu bất thường về sức khỏe khi sử dụng.
Một số bài thuốc sử dụng cây hoa bách hợp
Bạn có thể thử tham khảo những bài thuốc sau:
Điều trị cho các trường hợp ho lâu, hồi hộp, buồn bực, mất ngủ
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g hoa bách hợp, 20g sinh địa, 20g mạch môn và 5g tâm sen.
- Dùng nguyên liệu sắc với nước rồi uống hết trong ngày
Giúp nhuận phổi trừ ho
- Chuẩn bị nguyên liệu: 4g hoa bách hợp, 4g đương quy, 4g bạch thược, 4g xuyên bối mẫu, 12g thục địa, 8g sinh địa, 3g huyền sâm, 6g mạch môn, 4g cam thảo và 3g cát cánh.
- Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc, sắc lên và uống hết trong ngày.
Điều trị viêm phế quản
- Chuẩn bị nguyên liệu: 30g hoa bách hợp, 10g mạch môn, 10g thiên môn đông, 8g bách bộ, 12g tang bạch bì, 15g ý dĩ nhân.
- Dùng tất cả nguyên liệu nấu với 1000ml nước cho đến khi còn 400ml nước thì tắt.
- Dùng uống hết trong ngày
Điều trị đại tiện ra máu
- Dùng hạt bách hợp tẩm với rượu rồi sao lên cho vàng.
- Tán nhỏ rồi dùng từ 6 đến 12g để uống mỗi ngày.
Điều trị đau dạ dày mạn tính
- Chuẩn bị: 30g hoa bách hợp và 10g ô thược
- Dùng tất cả nguyên liệu sắc lên và uống hết trong ngày.
Dưỡng tâm an thần
- Chuẩn bị 24g hoa bách hợp và 12g tri mẫu
- Dùng hai nguyên liệu sắc uống hết trong ngày.
Kháng virus HIV
Khả năng này đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả. Do có nhiều protein, chất béo, hoạt chất colchicine… giúp giảm hoạt động của virus HIV. Bạn tiến hành bài thuốc như sau:
- Chuẩn bị: 15g hoa bách hợp, 15g sinh địa, 20g tiên hạc thảo, 20g bạch hoa xà thiệt thảo, 10g cát cánh, 10g huyền sâm, 10g mạch môn, 10g bạch thược.
- Dùng tất cả nguyên liệu trong 1 thang thuốc rồi sắc lên để dùng mỗi ngày
Còn rất nhiều bài thuốc dùng hoa bách hợp khác được lưu truyền trong dân gian. Bạn nên tham khảo cách sử dụng để tận dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết.
Lưu ý khi dùng hoa bách hợp
Không nên dùng hoa bách hợp trong các trường hợp:
- Tỳ vị yếu, tiêu chảy
- Ho do phong hàn thì cũng không nên dùng.
- Dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Thận trọng khi dùng cho người có tiền sử dị ứng với thảo dược hoặc đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Kể cả đó là thuốc không kê toa, thuốc đông y hoặc thực phẩm chức năng.
Tóm lại, hoa bách hợp có vị ngọt, tính mát thường được dùng trong các bài thuốc điều trị ho, viêm họng, an thần… Tuy là cây thuốc tự nhiên nhưng hoa bách hợp vẫn có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng. Vậy nên người dùng cần phải hết sức thận trọng.