Gai cua là cây gì?
- Tên gọi khác: Cây mùi cua, cây cà dại hoa vàng, cây gai ma, cây lão thử lặc, cây cà gai.
- Tên gọi khoa học: Argemone mexicana L
- Họ: Á phiện – Papaveraceae
Cây gai cua phân bố tập trung ở các nước châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài ra, các nước khác như Mexico hay Việt Nam cũng tìm thấy loại cây này.
Ở nước ta, cây gai cua thường mọc thành đám ở các khu đất trống, dọc hai bên đường đi, sườn đồi hay ven các chân đê. Loại cây này nhân giống bằng hạt và có khả năng phát triển mạnh ở những nơi ẩm ướt, có ánh sáng.
Cây mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng và khu vực trung du Bắc Bộ. Ở miền Trung Việt Nam cũng có nhưng ít hơn.
Cây gai cua sử dụng rễ, quả, lá, hạt và thân để làm thuốc. Các hoạt chất có giá trị dược liệu đều được tìm thấy trong hai bộ phận này. Cây gai cua có thể thu hái quanh năm. Rửa sạch, để dùng tươi hoặc đem phơi ngoài nắng cho thật khô dùng dần.
Đặc điểm nhận dạng cây gai cua
Thân cây: Cây gai cua là cây thân thảo nhỏ, có chiều cao trung bình khi trưởng thành dao động từ 0,3 – 0,5 mét. Thân cây tròn, nhẵn, phân nhánh, có màu xám lục, bên ngoài mọc nhiều gai nhọn.
Lá: Lá cây gai cua mọc so le hai bên thân hoặc trên cành. Lá xẻ thùy sâu, đầu thùy nhọn sắc như gai, không có cuống. Phía dưới gốc lá có bẹ ôm lấy thân. Gân lá màu trắng.
Hoa: Cây bắt đầu ra hoa vào khoảng tháng 3 và kéo dài cho đến tháng 5. Hoa màu vàng tươi, mọc đơn độc ở đầu cành. Mỗi hoa có 6 cánh mỏng, 3 lá đài, bên trong có nhiều chỉ nhị ngắn, đỏ ở đầu nhụy.
Quả: Cây gai cua cho quả nang. Xung quanh quả có gai dài. Bên trong chứa hạt màu đen, tròn và hơi dẹt. Quả khi chín sẽ tự mở bung vỏ ra và phát tán hạt vào trong đất. Những hạt này sau đó đâm chồi và phát triển thành cây vào năm sau.
Thành phần hóa học có trong cây gai cua
Mỗi bộ phận của cây đều chứa các hoạt chất khác nhau. Bao gồm:
Thành phần toàn cây:
- Norsanguinarin
- Berberin
- Alcaloid alocryptopin
- Nor- chelerithrin,
- Cryptopin
- Coptisin
- Protopin
Hạt cây:
- Tinh dầu
- Các axit béo: oleic, linoleic
- Sanguinarin
- Alocryptopin
Rễ cây: Bao gồm các alcaloid như
- Protopin
- Cheleritrin
- Alocryptopin
- Berberin
- Sanguinarin
Cây gai cua có tác dụng gì?
Tính vị, quy kinh: Y học cổ truyền nước ta chưa sử dụng cây gai cua làm thuốc nên không có tài liệu nào ghi nhận về tính vị cũng như khả năng quy kinh của cây gai cua.
Tác dụng dược lý của cây gai cua
- Đối với hệ hô hấp: Sử dụng cao chiết với cồn 50° của dược liệu trên động vật thí nghiệm thấy có tác động lên hệ hô hấp.
- Tác dụng kháng khuẩn: Chiết xuất cây gai cua có thể ức chế hoạt động của siêu vi khuẩn Ranikhet.
- Đối với hệ sinh dục: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm chất alcaloid isoquinolin chiết xuất từ hạt gai cua trên chó đực. Kết quả sau 60 ngày liên tục cho chó đực sử dụng alcaloid với liều 30 mg/kg/ngày nhận thấy quá trình sinh tinh trùng bị ức chế, số lượng tiền tinh trùng của chó giảm.
- Tác dụng diệt nấm: Gai cua có khả năng tiêu diệt một số chủng nấm phát triển trong hạt của một loại đậu.
Liều lượng, cách sử dụng cây gai cua
Liều dùng cây càng cua được điều chỉnh sao cho phù hợp với từng bệnh. Dược liệu có thể được sử dụng theo các hình thức sau:
- Bôi, đắp ngoài da
- Sắc uống
- Tán bột uống
Độc tính: Cây gai cua có độc. Bệnh nhân không được tùy tiện sử dụng bừa bãi, nhất là theo đường uống.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây gai cua
- Chữa viêm nhiễm ngoài da: Lấy dầu chiết tách từ hạt gai cua bôi trực tiếp lên da.
- Chữa vàng da, phù: Giã nát thân cây, lấy phần nhựa mủ màu vàng bôi lên khu vực tổn thương.
- Điều trị chứng nói ngọng: Lấy nhựa mủ của thân cây nhỏ vào lưỡi mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1-2 giọt. Dùng liên tục 3 – 4 tháng để thấy được hiệu quả.
- Điều trị bệnh lậu: Lấy 250g rễ khô của cây càng cua đem sắc với 2 lít nước cho cạn còn 1 lít. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần từ 10 – 15ml. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, phụ nữ bị bệnh lậu có thể kết hợp dùng thêm dung dịch nước cốt lá cây gai cua tươi và dịch ép từ lá Aristolochia với tỷ lệ 1:1 làm thuốc bôi vào âm đạo.
- Giải độc do rắn cắn: Lấy toàn cây giã lấy nước uống , bã dùng đắp bên ngoài vết rắn cắn. Hoặc dùng toàn cây gai cua tán bột mịn, mỗi ngày lấy 10g pha với nước đun sôi để nguội uống trước khi đi ngủ trong 3 ngày liên tiếp.
- Giảm sốt: Người trưởng thành mỗi lần lấy 15g rễ cây gai cua sắc uống, ngày 2 lần. Trẻ em dưới 15 tuổi dùng liều bằng nửa người lớn.
- Chữa bệnh đục thủy tinh thể: Lấy nhựa thân cây nhỏ vào mắt mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Chữa vết đứt, tổn thương hở ngoài da: Lấy nhựa cây bôi vào để sát trùng
- Trị bỏng: Giã nát quả xanh đắp lên khu vực bị bỏng
- Điều trị bệnh eczema: Lấy hạt cây gai cua giã nát. Sau đó trộn chung với một ít mù tạt bôi lên da.
- Chữa ho, cảm cúm: Hái lá tươi nấu nước đặc uống để trị ho hoặc cải thiện các dấu hiệu bệnh cảm cúm.
- Trị chai chân, mụn cơm: Lấy nhựa cây bôi vào chỗ cần điều trị
Tóm lại, toàn thân cây chứa các chất có tác dụng sát khuẩn, nhuận tràng, chống nấm. Các bài thuốc từ cây gai cua ở trên được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian của một số nước trên thế. Ở nước ta, loại cây này chưa được dùng làm thuốc. Vì vậy bệnh nhân nên thận trọng hỏi ý kiến các thầy thuốc đông y và những người có kinh nghiệm chuyên môn trước khi áp dụng.