Dong riềng đỏ là cây gì?
- Tên gọi khác: Khương vu, khoai riềng, chuối củ, khoai đao.
- Tên khoa học: Canna edulis red
- Họ: Chuối hoa (danh pháp khoa học: Cannaceae)
Dong riềng đỏ có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ở nước ta, cây phân bố nhiều các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Bắc như Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Cạn và Sơn La.
Rễ, thân và hoa cây dong riềng đỏ được sử dụng làm dược liệu. Củ dong riềng chứa hàm lượng tinh bột lớn (khoảng 70%) và một số thành phần khác như chất béo, chất xơ, nguyên tố vi lượng, đạm.
Có thể thu hái thân, rễ và hoa quanh năm. Hoa và thân được rửa sạch và phơi khô. Rễ có thể phơi khô hoặc dùng tươi đều được.
Đặc điểm nhận dạng của cây dong riềng đỏ
Dong riềng là cây thân thảo có chiều cao từ 1 – 1.5m. Toàn thân và củ có màu tím, hoa màu đỏ. Lá có hình phiến thuôn dài, các gân song song và hiện rõ trên mặt lá. Hoa mọc thành cụm và quả nang.
Dong riềng đỏ có tác dụng gì?
Tính vị: Vị nhạt, hơi ngọt và tính mát.
Theo y học hiện đại:
- Tác dụng hạ huyết áp, giãn vi mạch và tăng tưới máu cơ tim.
- Hỗ trợ điều trị suy tim, an thần, làm sạch lòng mạch và giảm đau ngực.
- Tác dụng phòng chống các bệnh lý về tim mạch.
- Cải thiện triệu chứng hồi hộp, khó thở, đau thắt ngực và đánh trống ngực.
- Phòng ngừa bệnh mạch vành.
- Chống thiếu máu tim, rối loạn thần kinh, suy mạch vành và dự phòng các cơn nhồi máu ở tim ở những người có nguy cơ cao.
- Hỗ trợ điều trị một số bệnh đường ruột, giảm đau gan và thận.
Theo Đông y:
- Tác dụng an thần, thanh nhiệt, giáng áp và lợi thấp.
- Lá của dược liệu có khả năng làm dịu và giảm kích thích.
Liều lượng, cách dùng dong riềng đỏ
Dùng dong riềng đỏ ở dạng sắc, hãm hoặc sử dụng trực tiếp. Liều dùng 15 – 20g/ ngày đối với rễ và 10 – 15g/ ngày nếu dùng hoa.
8 bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc dong riềng đỏ
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp
- Chuẩn bị: Rễ khoai riềng tươi 60 – 90g.
- Thực hiện: Dùng rễ rửa sạch, thái nhỏ và đun sôi lấy nước uống. Uống liên tục trong nhiều tuần để cải thiện chức năng gan.
Bài thuốc trị chấn thương do té ngã
- Chuẩn bị: Rễ tươi một lượng vừa đủ.
- Thực hiện: Rửa sạch, để ráo, giã nát và đắp lên vùng đau nhức. Có thể bó lại để qua đêm.
Bài thuốc chữa rong kinh
- Chuẩn bị: Hoa đỗ quyên, củ dong riềng đỏ và 1 con gà.
- Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sau đó đem hầm với gà. Nếu bị đau răng, có thể thêm gạo nếp vào hầm như rồi ăn.
Bài thuốc chữa chướng bụng ở trẻ nhỏ
- Chuẩn bị: Kim tiền thảo, hoa khoai riềng bằng lượng nhau.
- Thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch, giã nát, sao nóng và đắp lên vùng bụng.
Bài thuốc cầm máu vết thương
- Chuẩn bị: Hoa dong riềng đỏ 20g.
- Thực hiện: Đem dược liệu rửa sạch và nấu nước uống.
Bài thuốc trị viêm tai giữa chảy mủ
- Chuẩn bị: Hạt dong riềng đỏ.
- Thực hiện: Đem hạt sấy khô, tán bột và rắc vào bên trong tai. Thực hiện đều đặn 3 – 4 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
- Chuẩn bị: Củ dong riềng đỏ 100g và nửa quả tim lợn.
- Thực hiện: Đem củ cạo bỏ vỏ, cắt nhỏ và hầm với tim lợn. Một tuần ăn 3 lần để cải thiện bệnh.
Bài thuốc phòng ngừa các bệnh tim mạch
- Chuẩn bị: Lá dong riềng đỏ 100g.
- Thực hiện: Sắc lấy nước và dùng hằng ngày.
Lưu ý khi sử dụng dong riềng đỏ chữa bệnh
Một số bài thuốc từ dong riềng đỏ chưa được xác thực về tính hiệu quả. Vì vậy cần tránh tình trạng phụ thuộc khi áp dụng.
Phụ nữ mang thai, cho con bú và người có các tình trạng sức khỏe đặc biệt nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên.
Tóm lại, dong riềng đỏ thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh lý về tim mạch. Thông tin về dược liệu dong riềng đỏ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp có thắc mắc về tác dụng và bài thuốc từ dược liệu này, vui lòng liên hệ với bác sĩ khoa y học cổ truyền để được giải đáp.