Cây vòi voi là cây gì?
- Tên gọi khác: Cẩu vĩ trùng, Dền voi, Đại vĩ đao, Cấu vĩ trùng, Nam độc hoạt.
- Tên khoa học: Heliotropium indicum L
- Họ: Vòi voi – Boraginaceae.
Cây vòi voi là loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang ở các nương vườn hoang, bãi cỏ. Tất cả bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
Ta có thể thu hái cây vòi voi quanh năm nhưng phổ biến là mùa thu, hè. Sau đó có thể phơi hay sấy khô rồi dùng dần.
Đặc điểm nhận dạng cây vòi voi
Vòi voi là thảo mộc mọc hoang, cao khoảng 25 – 40 cm. Cây có thân cứng, khỏe, nhiều lông nhám. Lá cây có hình bầu dục, nhăn nheo, phần mép có răng cưa.
Hoa màu trắng hoặc tím, không có cuống, thường mọc xếp liền nhanh thành hai hành dài. Vì cụm hoa có hình dạng khá giống với vòi voi nên được gọi là cây vòi voi.
Cây vòi voi có tác dụng gì?
Tính vị: dược liệu có vị đắng, hơi cay, mùi hăng.
Quy kinh: Dược liệu quy vào kinh: Tỳ, Thận, Đại tràng.
Một số nghiên cứu của y học hiện đại tìm thấy trong thành phần của vòi voi có chứa alcaloid pyrolizidin – chất có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy trong thành phần dược liệu một số chất như indixin và indixin N-oxyd có công dụng ức chế khối u trong cơ thể.
Theo Y học cổ truyền, cây vòi voi có tác dụng dược lý như sau:
- Thanh nhiệt
- Lợi tiểu
- Tiêu thũng
- Giải độc
- Chống viêm, giảm đau, giảm sưng tấy,
Chủ trị:
- Chứng phong thấp sưng khớp
- Lưng gối nhức mỏi
- Viêm xoang
- Viêm da cơ địa, á sừng.
- Loét cổ họng bạch cầu.
- Mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm tấy.
Liều lượng, cách dùng cây vòi voi
- Liều dùng: 15 – 30 gam.
- Cách dùng: thuốc uống dạng sắc, thuốc đắp ngoài da.
Một số bài thuốc hay từ cây vòi voi
Dược liệu vòi voi có tác dụng chính sau đây:
Viêm phổi, viêm mủ màng phổi:
- Chuẩn bị: 60 gam vòi voi tươi, mật ong.
- Thực hiện: Đun sôi vòi voi với nước, pha thêm mật ong để uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước ép từ cây tươi (khoảng 60g – 120g) uống với mật.
Chữa sưng amidan:
- Chuẩn bị: vòi voi tươi.
- Thực hiện: Nghiền lá tươi thành dịch, súc miệng 4 – 6 lần mỗi ngày.
Chữa phong thấp, nhức mỏi, tê bại, sưng đau các khớp, bán thân bất toại:
- Chuẩn bị: 300 gam vòi voi khô, 20g rễ nhàu rừng, 150g củ bồ bồ, 100g cỏ mực.
- Thực hiện: Tán nhuyễn các vị thuốc trên, sau đó vo viên bằng hạt tiêu. Mỗi lần dùng từ 20 – 30 viên, dùng 2 – 3 lần/ ngày.
Chữa viêm xoang:
- Chuẩn bị: 5 -6 nhánh ngũ sắc tươi, 10 nhánh cây vòi voi.
- Thực hiện: Đem 2 vị thuốc trên rửa sạch, giã nhuyễn, nhỏ vào mũi xoang bị viêm.
Chữa bệnh á sừng:
- Bài thuốc 1: Ngâm vòi voi trong rượu đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng thì dùng bông gòn thấm nhẹ dung dịch, bôi lên vết thương.
- Bài thuốc 2: Vòi voi đem giã nhuyễn, thêm một ít muối rồi đắp lên vết thương, băng lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Chữa viêm da cơ địa:
- Chuẩn bị: Cây vòi voi.
- Thực hiện: Giã nát, đắp nước cốt lên vùng da bị viêm da cơ địa.
Lưu ý khi dùng cây vòi voi làm thuốc
Trong khi dùng vòi voi trị bệnh, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Một số loài vòi voi H.lariocarpum Fish et Mey có chứa ancaloid có nhân pyrolizidinn – một chất gây độc cho gan, có khả năng gây ức chế, hủy hoạt tế bào gan, hình thành triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết, tăng nguy cơ ung thư… Điểm đặc biệt là độc tính này phát tác âm ỉ, kéo dài, khó phát hiện. Chính vì thế, Bộ Y tế Thế giới vừa phát cảnh báo không nên dùng hoặc đặc biệt thận trọng khi sử dụng, kể cả khi chỉ dùng đắp ngoài trong các trường hợp sưng khớp, viêm tấy áp xe, đinh nhọt giai đoạn chưa có mủ…
- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của chuyên gia. Mọi trường hợp tự ý dùng bài thuốc từ cây vòi voi khi chưa được cho phép đều có thể làm tăng nguy cơ mắc phải tác dụng không mong muốn.
- Phụ nữ mang thai và trẻ em không nên dùng.
- Người già yếu, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy lâu ngày, cơ thể suy nhược nên hạn chế dùng.
Tóm lại, Cây vòi voi có tác dụng chính là giảm đau, giảm sưng viêm, thanh nhiệt, giải độc.., Trên đây là một số thông tin về dược liệu vòi voi. Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.