Biotin là chất gì?
Biotin là một loại vitamin B, cũng được biết là vitamin B7. Nó cũng được gọi là coenzim R hay vitamin H. Chữ H là viết tắt của Haar und Haut, một cụm từ tiếng Đức chỉ tóc và da.
Biotin bị hòa tan trong nước, có nghĩa là chúng ta không tích trữ nó. Nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Nó cần thiết cho hoạt động của nhiều enzim như enzim carboxylase. Những biotin chứa enzim này đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá, như quá trình sản xuất glucozơ và axit béo
Người ta khuyến cáo trẻ em nên dùng 5mcg (microgram) biotin mỗi ngày, và ở người lớn là 30 mcg mỗi ngày. Với phụ nữ đang cho con bú là 35 mcg.
Thiếu hụt biotin rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, ở một số nhóm người, như phụ nữ có thai có thể bị ở mức độ nhẹ.
Ăn trứng sống cũng có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt biotin, nhưng chỉ khi bạn ăn quá nhiều trứng sống trong một thời gian dài. Lòng đỏ trứng sống chứa một loại protein là avidin sẽ kết hợp với biotin tạo ra kết tủa và ngăn cản quá trình hấp thụ biotin. Avidin bị khử trong quá trình nấu nướng.
Tác dụng của Biotin
Biotin giúp chuyển hoá các chất dinh dưỡng
Biotin rất cần thiết cho quá trình sản xuất năng lượng. Ví dụ một vài enzim cần biotin để có thể hoạt động tốt.
Những loại enzim này liên quan đến quá trình chuyển hoá carbohydrate (carb), chất béo, protein, và nó cũng là bước đầu quan trọng trong quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng này.
Biotin giữ vai trò trong:
- Tái tạo glucozơ (Gluconeogenesis): con đường trao đổi chất này cho phép sản xuất đường glucose từ các nguồn khác ngoài carb, chẳng hạn như các amino axit. Các enzim chứa biotin giúp bắt đầu quá trình này.
- Quá trình tổng hợp axit béo: Biotin hỗ trợ các enzim hoạt hoá các phản ứng, cần thiết cho quá trình sản xuất ra axit béo .
Giảm sút amino axit: các enzim chứa biotin có liên quan đến quá trình trao đổi chất của một số amino axit quan trọng, bao gồm cả leucine.
Biotin giúp móng tay cứng hơn
Móng tay dễ bị gãy là do móng yếu và dễ gãy, xước. Đó là một tình trạng phổ biến, ước tính ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số thế giới. Tuy nhiên, biotin có thể hỗ trợ làm giảm chứng dễ gãy móng
Trong một nghiên cứu với 8 người dễ bị gãy, xước móng tay, họ được cung cấp 2.5 mg biotin mỗi ngày trong 6 – 15 tháng. Móng tay của cả 8 người đã cứng lên 25%. Hiện tượng móng tay bị xước cũng giảm.
Một nghiên cứu khác với 35 người dễ gãy móng tay cũng cho thấy cung cấp 2.5 mg biotin mỗi ngày trong vòng 1.5 – 7 tháng có thể cải thiện tình trạng này ở 67% người tham gia nghiên cứu
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ ở quy mô nhỏ và cần có nhiều nghiên cứu khác.
Biotin tốt cho tóc
Người thiếu biotin mới có thể hấp thụ loại vitamin này Biotin thường kích thích tóc nhanh dài và chắc khoẻ hơn. Điều này gây nhiều ngạc nhiên vì có rất ít tư liệu chứng minh cho điều này.
Tuy nhiên, thiếu hụt biotin có thể dẫn đến tình trạng rụng tóc, điều này cũng có nghĩa là vitamin cũng rất cần thiết cho tóc
Dù nó vẫn được quảng cáo là phương pháp trị liệu thay thế cho việc rụng tóc, nhưng chỉ những người thực sự thiếu hụt biotin mới hấp thụ được lượng biotin bổ sung thêm này (11).
Còn việc nó kích thích sự mọc tóc ở người khoẻ mạnh thì vẫn chưa được chứng minh.
Biotin tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Biotin rất quan trọng trong quá trình mang thai và cho con bú vì vậy ở giai đoạn này người phụ nữ cần bổ sung loại vitamin này .
Trên thực tế, người ta ước tính rằng 50% phụ nữ mang thai có thể bị thiếu hụt biotin ở mức độ nhẹ. Điều này đồng nghĩa với việc nó có thể ảnh hưởng ít đến sức khoẻ của họ, nhưng không gây ra các triệu chứng cụ thể nào
Sự thiếu hụt biotin được cho là có thể xảy ra do giảm lượng biotin trong cơ thể nhanh trong thai kì
Thêm nữa, một nguyên nhân chính của vấn đề này là trong những nghiên cứu ở động vật cho thấy thiếu hụt biotin trong thai kì có thể gây ra các dị tật bẩm sinh.
Tuy nhiên, hãy nhớ luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung biotin trong quá trình mang thai và thời gian cho con bú.
Biotin có thể giảm lượng đường trong máu
Tiểu đường tuýp 2 là một loại bệnh mà cơ thể gặp vấn đề với quá trình trao đổi chất. Người mắc bệnh này thường có lượng đường trong máu cao và giảm chức năng của insulin.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về cách biotin bổ sung ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường tuýp 2 như thế nào.
Có một vài tài liệu chỉ ra rằng lượng biotin có trong máu có thể ít hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường so với người bình thường Các nghiên cứu về người bị tiểu đường cung cấp thêm chỉ riêng biotin đã cho nhiều kết quả khác nhau
Tuy nhiên, một số nghiên cứu có kiểm soát chỉ ra rằng bổ sung lượng biotin, kết hợp với khoáng chất crom có thể làm giảm lượng đường trong máu ở một vài người bị bệnh tiểu đường loại 2
Biotin có lợi cho da
Biotin chỉ có tác dụng trên da ở người thiếu biotin
Vai trò của biotin với sức khoẻ của da không được mọi người biết đến. Tuy nhiên, bạn có thể bị nổi mẩn đỏ, vẩy nến nếu bạn không cung cấp đủ lượng biotin
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thiếu hụt biotin thi thoảng có thể gây ra các bệnh rối loạn về da được gọi là viêm da dầu, cũng được biết đến với tên gọi viêm da tiết bã (chàm tiết bã)
Vai trò của biotin với da có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, một quá trình rất quan trọng với da và có thể bị suy giảm nếu cơ thể thiếu biotin
Như vậy qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn về khái niệm biotin là chất gì cũng như một số lợi ích mà biotin mang lại.