Berberine là chất gì?
Berberin là hợp chất isoquinoline alkaloid, màu vàng, có trong rất nhiều cây thuốc như Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Menispermaceae), Hoàng bá (Phellodendron amurense Rupr. Rutaceae), Hoàng liên chân gà hay còn gọi là Xuyên liên (Coptis chinensis Franch. hoặc Coptis quinquesecta Wang. Ranunculaceae), một số cây họ Hoàng liên gai (Berberidaceae), một số cây thuộc họ Hoàng liên ô rô (Mahonia nepalensis DC.)…
Berberin được chiết xuất từ các cây giàu berberin như Vàng đắng, Hoàng bá, Hoàng liên và bào chế dưới dạng thuốc tân dược như viên nén, viên nang, viên bao đường, dung dịch thuốc nhỏ mắt, thuốc bột bôi xoa.
Cơ chế hoạt động của berberine
Berberine được thử nghiệm trong hàng trăm nghiên cứu khác nhau và đã được chứng minh là có tác dụng mạnh mẽ trên nhiều hệ thống sinh học. Sau khi bạn sử dụng berberine, hợp chất này sẽ được cơ thể vận chuyển vào máu và đi vào các tế bào cơ thể.
Bên trong các tế bào, berberine liên kết với nhiều phân tử khác nhau và thay đổi chức năng của chúng. Điều này tương tự như cách thuốc dược phẩm hoạt động.
Một trong những hoạt tính chính của berberine là kích hoạt một loại enzyme bên trong các tế bào gọi là AMP-activated protein kinase (AMPK). Nó được tìm thấy trong các tế bào của các cơ quan như não, cơ, thận, tim và gan. Enzyme này được ví như một công tắc kích thích việc điều chỉnh quá trình trao đổi chất.
Berberine cũng ảnh hưởng đến các phân tử khác nhau bên trong các tế bào, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các gen đã được tác động bởi enzyme AMPK.
Berberine có tác dụng gì?
Điều hoà đường huyết
Bệnh tiểu đường tuýp II là một căn bệnh nghiêm trọng vô cùng phổ biến trong những thập kỷ gần đây. Bởi nồng độ đường trong máu (glucose) tăng mà cơ thể kháng insulin hoặc cung cấp không đủ insulin cho quá trình phân giải.
Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể làm hỏng các mô và cơ quan của cơ thể. Điều này dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau và tuổi thọ bị rút ngắn.
Berberine đóng một vai trò nhất định trong việc làm giảm lượng đường trong máu thông qua nhiều cơ chế. Theo một đánh giá lớn của 14 nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, berberine có hiệu quả tương đương với thuốc trị tiểu đường có mặt trên thị trường.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim
Bệnh tim hiện đang là nguyên nhân gây tử vong sớm và phổ biến nhất thế giới. Berberine có khả năng làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, đồng thời tăng cholesterol HDL (một loại cholesterol tốt). Dùng Berberine lâu có thể làm giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tim.
Kiểm soát cân nặng
Berberine còn được dùng như một chất bổ sung giảm cân. Bởi hợp chất này có tác dụng cải thiện chức năng hormone điều chỉnh chất béo như insulin, adiponectin và leptin. Hơn thế nữa, berberine cũng có thể ức chế sự phát triển của các tế bào mỡ ở cấp độ phân tử.
Trong một nghiên cứu từ Cơ quan di truyền Avera (Avera Institute for Human Genetics) kéo dài 12 tuần ở những người béo phì, trung bình 500 mg uống ba lần mỗi ngày sản sinh khoảng 5 pound giảm cân, trung bình. Những người tham gia cũng mất 3,6% lượng mỡ trong cơ thể.
Cách dùng berberine như thế nào?
Các chuyên gia khuyên dùng berberine với liều lượng 500mg, 3 lần mỗi ngày, trước bữa ăn (tổng cộng 1500 mg mỗi ngày).Nhìn chung, berberine đã được chứng minh an toàn trong việc sử dụng. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều sẽ xảy ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, đau dạ dày và chuột rút.
Nếu đang măc bệnh lý hoặc đặc biệt đang dùng thuốc hạ đường huyết, bạn nên xem xét tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một bạn cần lưu ý là hãy chắc chắn nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc kê toa hoặc thuốc không kê đơn nào bạn đang dùng, bao gồm cả thảo dược và các chất bổ sung khác. Điều này nhằm đảm bảo là hợp chất này sẽ không gây tương tác ảnh hưởng đến các loại bạn đang sử dụng.
Berberine là một trong số rất ít chất bổ sung có hiệu quả như thuốc. Hợp chất này có tác dụng mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh của sức khỏe, đặc biệt là kiểm soát lượng đường trong máu. Đối với ai mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc có vấn đề về kiểm soát cân nặng, berberine có thể là một trong những vũ khí đắc lực để bạn đưa vào chế độ dinh dưỡng của mình.
Cách bảo quản Berberine hiệu quả
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Tác dụng phụ của Berberine
Berberine AN TOÀN cho hầu hết người lớn sử dụng ngắn hạn khi dùng bằng đường uống hoặc bôi lên da.
Liều cao trên 500mg (tương ứng với 8-100g rễ cây vàng đắng khô) có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, căng thẳng, trầm cảm, khó thở, nhịp tim chậm, suy tim, hạ huyết áp, co giật, tê liệt, co thắt và dẫn đến tử vong.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Berberine không an toàn cho trẻ sơ sinh. Berberine có thể gây ra một loại tổn thương não hiếm có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh bị vàng da nặng. Vàng da do quá nhiều bilirubin trong máu gây ra. Bilirubin là một chất hóa học được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ và được gan hấp thụ. Berberine có thể giúp gan không hấp thụ bilirubin quá nhanh.
Trên đây là những thông tin về Berberin là chất gì được chúng tôi tổng hợp mà bạn có thể tham khảo qua. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.