Cỏ sữa là cây gì?
- Tên khác: Cây lợi sữa hoặc cỏ sữa đỏ
- Tên khoa: Euphorbia thymifolia Burm
- Họ: Thầu dầu
Cây cỏ sữa là loài cỏ mọc dại, có thể tìm thấy ở khắp các vùng miền núi và trung du từ Bắc đến Nam.
Rễ, lá và thân cây cỏ sữa được dùng làm dược liệu. Thân và lá cỏ sữa chứa nhiều hoạt chất cosmoslin. Phần rễ cây có các thành phần như myrixylalcohol, taraxerol và tirucallol.
Cây cỏ sữa được thu hoạch quanh năm nhưng thời điểm thu hái tốt nhất là vào mùa hè – thu. Cây sau khi thu hái đem rửa sạch rồi phơi khô.
Đặc điểm nhận dạng cây cỏ sữa
Phân biệt: Cỏ sữa có hai loại bao gồm cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ
Đặc điểm sinh thái của cây cỏ sữa
- Cỏ sữa lá nhỏ
Cây cỏ sữa lá nhỏ là loại cây thảo có lông và nhựa mủ trắng. Thân và cành thường tỏa rộng trên mặt đất có mày đỏ tím. Lá nhỏ, mọc đối xứng nhau có hình thuôn hay bầu dục với chiều dài 7 mm và rộng 4mm. Mặt dưới lá có lông và mép có răng. Hoa mọc thành cụm dạng sim. Quả nang và có đường kinh 1,5 mm. Quả có chứa hạt nhắn với chiều dài 0,7 mm.
- Cỏ sữa lá lớn
Cỏ sữa lá lớn có hoa nhỏ màu trắng. Thân cây cao hơn cỏ sữa lá nhỏ, trung bình từ 30 – 40 cm. Cây có màu đỏ nhạt và lông thân có màu vàng. Lá cây có màu xanh với chiều rộng 5 – 15 cm, dài 2 – 3 cm, mép lá có hình răng cưa.
Cây cỏ sữa có tác dụng gì?
Tính vị
- Cỏ sữa lá nhỏ: Có vị hơi chua và tính mát. Vì vậy, khi sử dụng không gây mất cân bằng âm dương trong cơ thể.
- Cỏ sữa lá lớn: Theo Đông y, cỏ sữa lá lớn có tính lạnh, rất dễ gây mất cân bằng âm dương nếu không biết cách sử dụng đúng người, đúng bệnh và đúng liều.
Tác dụng dược lý của cỏ sữa
Theo các chuyên gia Y học cổ truyền, cây cỏ sữa có vị hơi chua, tính hàn có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, thong huyết, thông sữa và tiêu viêm. Một số công dụng chính của cây cỏ sữa như:
- Điều trị bệnh đường ruột, chủ yếu là bệnh kiết lỵ
- Thông sữa, giúp phụ nữ sau sinh tăng tiết sữa
- Điều trị triệu chứng đại tiện ra máu
- Chữa mụn nhọt và mẩn ngứa ngoài da
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa có tác dụng trị một số bệnh lý sau:
Chữa hội chứng lỵ thể nhẹ
- Cách 1: Sử dụng 100 gram cây cỏ sữa tươi lá nhỏ, rửa sạch và thái nhỏ. Sắc chung với 400 ml nước sao cho cạn còn 100 ml. Chia thuốc làm 2 và uống trong ngày.
- Cách 2: Dùng 100 gram cỏ sữa lá nhỏ và 80 gram rau sam, rửa sạch, sắc chung với 300 ml. Sau khi thuốc cạn còn 150 ml, chia thuốc và uống 3 lần trong ngày. Thời gian dùng từ 5 – 7 ngày.
- Cách 3: Hái 100 gram cỏ sữa lá nhỏ, 25 gram hạt cau, 100 gram rau sam và 20 gram lá mơ lông. Sắc thuốc và chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa chứng đại tiện ra máu tươi do nhiệt
Sử dụng 100 gram cỏ sữa với 60 gram cỏ nhọ nồi, rửa sạch sắc chung với 400 ml nước. Sau khi thuốc cạn còn 100 ml, chia thuốc và uống 2 lần trong ngày. Dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.
- Thông sữa ở phụ nữ sau đẻ thiếu sữa
Cỏ sữa 100 gram sắc chung vớt hạy cây gạo 40 gram. Sau đó, lấy nước nấu cháo và ăn mỗi ngày 1 lần. Ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để đạt được kết quả điều trị như mong muốn.
- Chữa mẩn ngứa ngoài da
Hái một nắm cây cỏ sữa, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó, giã nát và đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng lá cỏ sữa nấu nước và ngâm.
- Chữa mụn nhọt ngoài da
Cách 1: Giã nát cây cỏ sữa rồi đắp lên vùng bị mụn. Sau 2 giờ nên thay bằng lớp lá đắp mới. Mỗi ngày đắp 2 lần cho đến khi mụn xẹp dần thì ngưng.
Cách 2: Sử dụng cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn và bảo quản trong lọ dùng dần. Mỗi ngày lấy khoảng 2 thìa cà phê bột cỏ sữa hòa tan với nước thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa lên vùng da bị mụn và rửa lại bằng nước sạch sau 20 phút. Thực hiện thường xuyên để cho kết quả tốt.
- Điều trị ho hen
Sử dụng 10 gram cỏ sữa lá lớn, 20 gram lá dâu với 3 lá cây bồng bồng. Sắc thuốc và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Chữa giun sán
Lá cỏ sữa có tác dụng điều trị giun sán và hiệu quả nhất là ở nhóm giun đũa, giun kim ở trẻ em. Cha mẹ chỉ cần hái một nắm lá cỏ sữa, giã nát và vắt lấy nước cốt cho con trẻ uống.
- Chữa viêm lưỡi hoặc nứt môi
Sử dụng mủ cây cỏ sữa lá lớn hoặc lá nhỏ bôi lên vùng môi giúp mau lành vết nứt.
- Nuôi dưỡng và kích thích mọc tóc
Dùng mủ cỏ sữa bôi lên da đầu, giúp tóc mau mọc và tăng trưởng tốt.
- Cầm máu
Sử dụng một nắm cây cỏ sữa, giã nát và đắp lên vết thương giúp cầm máu và làm lành nhanh.
Tóm lại, cây cỏ sữa có tác dụng điều trị bệnh đường ruột, tăng cường khả năng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh bị thiếu sữa. Về tính năng và công dụng, cỏ sữa lá nhỏ và lá lớn đều có những tác dụng điều trị bệnh giống nhau. Tuy nhiên, khi lựa chọn loại cỏ sữa chữa bệnh, người bệnh nên hết sức thận trọng. Bởi cây cỏ sữa lớn có độc tính. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn trước khi sử dụng.