Cúc Áo Là Cây Gì? Tác Dụng Và Một Số Bài Thuốc Hay Từ Cây Cúc Áo

Cây cúc áo hay còn gọi là hoa cúc áo, ngổ áo, cây nút áo, nụ áo vàng, cúc áo hoa vàng, cỏ thẻ,… Hoa Cúc áo mọc hoang trong tự nhiên, thường được ứng dụng để điều trị đau răng, phong tê thấp, ngộ độc, phù thũng, cảm mạo, đau dạ dày. Ngoài ra, còn dùng chữa liệt lưỡi, đau đầu, đau họng,… chi tiết tham khảo bên dưới.

Cúc áo là cây gì?

  • Tên gọi khác: Hoa cúc áo, Ngổ áo, cây Nút áo, Nụ áo vàng, Cúc áo hoa vàng, Cỏ thẻ, Cúc lác, Cỏ nhỏ, Hàn phát khát
  • Tên khoa học: Spilanthes acmella L. Murr.
  • Họ: Cúc – Asteraceae

Cây Cúc áo là loại cây liên nhiệt đới, thường mọc ven ở bên đường, bờ sông và dưới những tán rừng rậm ẩm ướt, ven bờ suối từ đồng bằng với độ cao lên đến 1.500 mét.

Hiện tại, nhiều nơi trồng cây Cúc áo hoa vàng bằng hạt hoặc cây con vào mùa xuân để làm dược liệu.

Toàn thân hoặc hoa Cúc áo được sử dụng làm dược liệu với tên dược là Herba seu Flos Spilanthi.

Thu hái toàn thân cây cúc áo, có thể dùng tươi hoặc rửa sạch, phơi khô bảo quản dùng dần. Khi thu hái nên hái hoa lúc còn có màu xanh để có chất lượng dược liệu tốt nhất.

Đặc điểm nhận dạng cây cúc áo

Cây Cúc áo hoa vàng là cây thân nhỏ, mọc đứng hoặc bò lan trên mặt đất, phân thành nhiều cành, có thể cao khoảng 0.4 – 0.7 m. Lá Cúc áo hoa vàng có hình trứng hoặc thon dài, mép lá có răng cưa to hoặc hơi gợn sóng. Phiến lá dài khoảng 3 – 7 cm, rộng khoảng 1 – 3 cm.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành, hơi có hình nón, mép có cờ, màu nhạt, dài khoảng 2 – 3 mm. Hoa dẹt, có lá bắc hình bầu dục, nhọn ở đầu, tràng hoa màu vàng, các hoa ở giữa hình ống. Quả bế, dẹp, màu nâu nhạt, ngọn có 2 răng.

Mùa hòa bắt đầu từ 1 – 5 trải về sau.

Thành phần hóa học có trong cây cúc áo

Trong tinh dầu hoa và thân Cúc áo có chứa:

  • Spilanthol
  • Polysaccharid không khử
  • Sterol
  • Cụm hoa và toàn thân cây có chứa một loại tinh dầu mùi hăng với các thành phần chính bao gồm:
  • Spilanten
  • Một chất rượu tên gọi là Spilantola

Cây cúc áo có tác dụng gì?

Cây Cúc áo hoa vàng có vị đắng, tính ấm, chứa ít độc.

Cây mọc hoang có tính làm tê mạnh hơn cây trồng, đặc biệt ở cụm hoa, nếu chạm phải có thể làm chảy nước dãi.

Theo y học hiện đại:

  • Ức chế hoạt động của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên ít tác động lên các tế bào thường Vero.
  • Hoạt tính chống ung thư phổi và ung thư vú.

Theo y học cổ truyền:

  • Tiêu thũng
  • Giảm đau
  • Giải độc
  • Tán ứ

Chủ trị:

  • Đau đầu, cảm sốt, sốt rét từng cơn, đau ở cuống họng
  • Ho gà, ho lao, hen suyễn, viêm phế quản
  • Sâu răng, răng đau nhức
  • Tê bại, phong thấp đau nhức xương
  • Dùng ngoài trị nhọt độc, lở ngứa, mề đay mẩn ngứa, rắn độc cắn vết thương tụ máu sưng đau.

Liều lượng, cách dùng cây cúc áo dược liệu

Hoa Cúc áo có thể dùng uống trong hoặc giã nát đắp ngoài, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.

Liều lượng khuyến cáo:

  • 4 – 12 g, sắc uống.
  • Dùng ngoài không cố định liều lượng, phụ thuộc vào nhu cầu.

Một số bài thuốc hay có sử dụng cây cúc áo

  • Chữa cảm sốt, đau đầu, sốt rét, đau ở cuống họng

Sử dụng cúc áo hoa vàng tươi 4 – 12 g, sắc thành thuốc dùng uống.

  • Điều trị sốt rét cơn

Sử dụng hoa Cúc áo 20 g sắc thành thuốc, dùng uống trước khi lên cơn sốt rét.

  • Điều trị viêm họng, đau răng

Dùng hoa Cúc áo tán thành bột nhỏ, ngâm với rượu hoặc ngậm tươi, nuốt nước để điều trị.

  • Chữa phong tê thấp

Sử dụng rễ cây Cúc áo, rễ Kim cang, rễ Chanh, rễ Xuyên tiêu, quả Màng tàng, mỗi vị liều lượng đếu 4 – 8 g, sắc thành thuốc, dùng uống.

  • Chữa nhọt độc, ghẻ lở, rắn cắn, vết thương tụ máu, đau mắt

Sử dụng 4 – 12 g toàn cây Cúc áo hoặc 4 – 8 g rễ cây sắc thành thuốc, dùng uống. Kết hợp với việc sử dụng cây Nút áo tươi, rửa sạch, giã nát dùng đắp bên ngoài da để tăng hiệu quả điều trị.

  • Chữa mề đay mẩn ngứa

Sử dụng một lượng cây Cúc áo vừa phải, rửa sạch, nấu thành nước dùng tắm.

  • Chữa dị ứng thời tiết gây mẩn ngứa

Sử dụng cây Cúc áo hoa vàng 200 g, rửa sạch đun cùng 4 – 5 lít nước, để đến khi nguội bớt thì dùng tắm. Dùng bã xát kỹ lên các vết mẩn ngứa.

  • Chữa đau lưng do lao lực quá độ

Sử dụng hoa Cúc áo 150 g, rửa sạch, sắc lấy nước. Lại thêm 250 g Đại táo, đường đỏ, một lượng nhỏ rượu trắng, đun nhỏ lửa cho đến khi táo chín nhừ. Chia thành 4 – 5 lần uống trong ngày, liên tục trong 10 ngày.

  • Chữa cảm lạnh gây viêm họng

Sử dụng cây Nút áo, Sài đất, lá Húng chanh, Kim ngân hoa, Cam thảo đất, mỗi vị đều 15 g, rửa sạch, sắc nhỏ lửa cùng 750 ml nước đến khi cạn còn 300 ml thì thì thành 3 lần dùng uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 7 ngày.

  •  Điều trị viêm lợi, viêm chân răng, sâu răng

Sử dụng cây Cúc áo rửa sạch, thêm một ít muối, giã nhỏ, đặt vào chỗ đau nhức. Ngoài ra, có thể dùng 50 g cây Nút áo rửa sạch, ngâm cùng 250 ml rượu trắng. Khi dùng thì ngâm trong miệng khoảng 3 – 5 phút thì nhổ đi.

  • Chữa phong thấp đau nhức

Sử dụng cây Nút áo 60 g, rửa sạch sắc lấy nước dùng uống 2 lần mỗi ngày. Dùng liên tục trong 15 ngày.

  • Điều trị vết thương tụ máu gây đau nhức, chấn thương phần mềm

Sử dụng cây Cúc áo, lá cây Đại, mỗi vị 15 g, giã nát, đắp vào vết thương, băng kín lại, mỗi ngày thực hiện 1 – 3 lần.

  • Điều trị cam tích ở trẻ nhỏ

Dùng cây Cúc áo 15 g rửa sạch, lót dưới đáy nồi, sau đó đạt gan lợn 60 g lên trên, đổ đầy nước, nấu chín, dùng ăn 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày.

Tóm lại, hoa cúc áo mọc hoang trong tự nhiên, thường được ứng dụng để điều trị đau răng, phong tê thấp, ngộ độc, phù thũng, cảm mạo, đau dạ dày,… Cúc áo hoa vàng là dược liệu quen thuộc với nhiều tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng cần phân biệt với cây Cúc áo (Bidens pilosa L hay còn gọi là hoa Xuyến chi) và trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *